Những lưu ý khi lắp đặt thiết bị chống sét để bảo vệ đồ điện trong nhà

Ngày đăng: 07/11/2018
Đa phần các hộ gia đình hiện nay đều sử dụng hệ thống chống sét trực tiếp hay còn có tên gọi khác là hệ thống chống sét truyền thống. Trong khi đó, để bảo vệ đồ điện gia dụng chúng ta phải lắp đặt thêm hệ thống chống sét lan truyền hoặc cảm ứng. Bởi theo sét khi đánh sẽ lan truyền luồng điện vào hệ thống điện trong nhà như truyền hình cáp, cáp Internet… gây hư hại cho đồ điện, mà hệ thống chống sét trực tiếp không thể làm được điều này. 

Đa phần các hộ gia đình hiện nay đều sử dụng hệ thống chống sét trực tiếp hay còn có tên gọi khác là hệ thống chống sét truyền thống. Trong khi đó, để bảo vệ đồ điện gia dụng chúng ta phải lắp đặt thêm hệ thống chống sét lan truyền hoặc cảm ứng. Bởi theo sét khi đánh sẽ lan truyền luồng điện vào hệ thống điện trong nhà như truyền hình cáp, cáp Internet… gây hư hại cho đồ điện, mà hệ thống chống sét trực tiếp không thể làm được điều này. Trong bài viết này, viễn thông An Bình sẽ chỉ ra những lưu ý lắp đặt và sử dụng thiết bị chống sét để tránh hư hại đồ điện gia dụng.

 1- Đối với kim thu sét

Kim thu sét hay còn có tên gọi khác là kim cổ điển. Phần kim thu sét được gắn trên mái của công trình và có dây dẫn xuống hệ thống tiếp đất. Khi lắp đặt kim thu sét cần đảm bảo khoảng cách tiêu chuẩn độ cao giữa cột kim và các vật xung quanh.

 2- Lưu ý về dây dẫn để thoát sét

Đây là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống chống sét. Khi lắp đặt dây dẫn để thoát sét bạn cần lưu ý những điều sau:

- Chỉ nên sử dụng dây đồng tròn bện với độ dẫn điện tốt

- Lưu ý, dây cáp nên ít chắp nối và càng to càng tốt. Thường thì dây dẫn để thoát sét nên chọn có tiết diện 50 mm2 trở lên.

- Khi tiến hành thi công, người lắp đặt nên chọn đường đi dây thẳng nhất.

- Số lượng dây dẫn thoát sét phụ thuộc vào diện tích ngôi nhà, nhưng tối thiểu phải có 2 dây. Nhà có diện tích càng lớn thì số lượng dây càng nhiều.

3- Đối với hệ thống chống sét tiếp đất

Tùy vào từng vị trí đất mà bố trí được số lượng cọc và kiểu tiếp đất phù hợp nhằm đảm bảo điện trở tiếp nối đất đúng quy định. Thường thì bộ phận thu sét bao gồm từ 3 - 5 kim thu sét được gắn và nối lại với nhau lên trên nóc nhà.
Hệ thống tiếp đất chống sét phải có tổng trở nhỏ và ổn định trong nhiều năm. Việc này nhằm đảm bảo tản năng lượng sét xuống đất nhanh và an toàn nhất.

4- Một số lưu ý khác

Đối với ngôi nhà được làm bằng vật liệu dễ cháy thì cần phải cách ly với kim thu sét. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện tử thì cần lắp đặt thêm một tầng cắt sét thứ cấp. 

Việc lắp đặt thêm tầng cắt sét thứ cấp sẽ làm giảm điện áp ở tầng sơ cấp từ đó bảo vệ các thiết bị điện tử trong nhà một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, cần lắp đặt thêm chống sét đánh ngang. Vì nếu chỉ dùng hệ thống kim thu sét tia tiên đạo thì  bảo vệ được sét đánh thẳng xuống công trình mà không thể bảo vệ việc bị sét đánh ngang công trình.

Trên đây là những lưu ý trong lắp đặt và sử dụng thiết bị chống sét. Hi vọng với những thông chia sẻ của chúng tôi đã giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ đồ điện gia đình.
 

Đối tác khách hàng

Luôn đồng hành cùng chúng tôi là những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ
nesta
1
halong
Halong newday hotel
monbay
vinperrn
súnapa
Lap
jamie
2
0945.86.86.76 / 0944.508.805